4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của trẻ
Sự gắn bó, sự đồng cảm, tính khí và cách nuôi dạy của cha mẹ là những yếu tố tác động đến hành vi của trẻ. Để hiểu rõ hơn, mời bạn xem bài phân tích dưới đây nha.
Tham Khảo Thêm: Cách xử lý những hành vi xấu của trẻ
Nội Dung Bài Viết
Sự Gắn Bó Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Của Trẻ
Sự gắn bó của trẻ em với ba mẹ, ông bà hoặc người chăm sóc sẽ chi phối cách thức trẻ suy nghĩ, cảm nhận, học hỏi và cư xử.

- Sự gắn bó không phải là nuông chiều làm hư trẻ.
- Trước khi trẻ chào đời, sự gắn bó đã được hình thành và sẽ phát triển theo thời gian, khi nhu cầu về sự ấm áp, tin cậy và yêu thương của trẻ được bạn đáp ứng đầy đủ.
- Để dẫn dắt được hành vi của trẻ, đầu tiên là phải thể hiện cho trẻ biết được sự quan tâm và tình yêu thương của bạn.
Sự kết nối tình cảm sâu sắc mà trẻ hình thành với ba mẹ và người chăm sóc trẻ chính là sự gắn bó
Tham Khảo Thêm: Cách nhận biết và xử lý các bệnh thường gặp ở trẻ
Sự Đồng Cảm Tác Động Đến Hành Vi Của Trẻ
Hiểu được cảm giác của người khác chính là đồng cảm. Dù bé có thể thấy được cảm xúc của những người xung quanh nhưng không hẳn lúc nào bé cũng hiểu và cảm nhận được cảm xúc đó.
Khi cảm xúc của trẻ được người khác tôn trọng và thấu hiểu, trẻ sẽ dễ dàng hiểu và tôn trong cảm xúc của người khác hơn. Và khi trẻ nói về những cảm xúc đó, trẻ đang học về cách cảm nhận và sự đồng cảm.

- Cảm xúc không có xấu hoặc tốt. Ngay cả khi trẻ giận dữ hay buồn phiền, bạn hãy chấp nhận những cảm xúc này của trẻ. Hãy cho trẻ biết rằng mọi người ai cũng có cảm xúc tương tự như vậy.
- Cố gắng hiểu cảm nhận của trẻ. Khi bạn hiểu được, bạn đã thể hiện cho trẻ biết rằng những cảm xúc này có ý nghĩa.
- Giúp trẻ chuyển cảm xúc thành lời nói
- Thường xuyên nói chuyện với trẻ về những cảm xúc thường gặp như phấn khích, vui vẻ, tức giận, lo sợ, ghen tị, hay buồn phiền.
- Giúp trẻ tự học cách gọi tên cảm xúc của mình bằng cách gọi tên cảm xúc của trẻ, ví du “Ba thấy rằng con đang vui”.
- Cho trẻ thấy cách bạn đối mặt với sự chán nản, sợ hãi và tức giận theo hướng tích cực. Hãy là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.
- Kiếm góc nào đó để bình tĩnh lại.
- Hít thở thật sâu.
- Tạm dừng khi gặp chuyện gì đó bức xúc.
- Khi đọc sách hoặc xem tivi, bạn có thể giúp trẻ hiểu được cảm xúc của người khác thông qua việc nói về ý nghĩa của những biểu hiện trên gương mặt nhân vật. Ví dụ như:
- Có phải ông đang tức giận không?
- Cô bé kia trông có phấn khích không?
Giúp con phát triển sự đồng cảm với người khác và việc ba mẹ hoàn toàn có thể làm được
Tham Khảo Thêm: 5 điều nên làm để hướng dẫn hành vi của trẻ
Tính Khí Tác Động Rất Lớn Đến Hành Vi Của Trẻ
Có những trẻ rất ít nói và hầu như không mấy khi khóc. Có những trẻ lại rất hiếu động và không ngừng ngọ nguậy. Trong khi một số trẻ khác lại khóc thường xuyên hoặc rất ồn ào.
Có nhiều trẻ luôn cảm thấy phấn khích và vui vẻ với những thứ mới lạ. Nhưng ngược lại, cũng có trẻ lại hay lo lắng và sợ hãi khi gặp những tình huống mới. Đây đều là dấu hiệu cho thấy tính khí của từng đứa trẻ không hề giống nhau.

Hành vi của trẻ chịu sự tác động rất lớn từ tính khí của trẻ. Tính khí giúp giải thích vì sao với cùng một sự việc nhưng con bạn lại có các phản ứng khác so với những đứa trẻ khác.
- Trẻ rất khó có thể thay đổi tính khí của mình. Tính khí của trẻ là một phần khiến trẻ đặc biệt.
- Với tư cách là ba mẹ, nhiệm vụ của bạn là hiểu tính khí của trẻ và tìm cách để hòa hợp với nó. Cho dù tính khí của trẻ có như thế nào, hãy chấp nhận và yêu thương trẻ như nhau.
Tính khí chính là cách thức trẻ học và phản ứng với thế giới của mình.

Cách Nuôi Dạy Của Cha Mẹ Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Của Trẻ
Bạn hãy học cách để trở thành người nuôi dạy trẻ tích cực:
- Chăm sóc tốt cho bản thân mình.
- Ở từng giai đoạn phát triển, biết trẻ làm được gì và không làm được gì.
- Tùy theo tuổi của trẻ, khuyến khích trẻ làm những việc phù hợp với khả năng.
- Tạo ra các quy định, giới hạn và thói quen để mọi thành viên trong gia đình đều theo đó thực hiện.
- Phải nhất quán và nói “không” với trẻ khi cần. Luôn thẳng thắn và rõ ràng khi giải quyết vấn đề.
- Giúp trẻ hiểu được các cảm xúc.
Tham Khảo Thêm: Khả năng của trẻ theo từng giai đoạn phát triển
Hãy nói cho trẻ biết những gì bạn mong đợi ở trẻ, đó cũng là phương pháp dạy trẻ cách cư xử.
Hãy lắng nghe cặn kẽ khi trẻ đang nói chuyện với bạn và bạn cũng cần phải nói chuyện với trẻ.
Bạn đang giúp trẻ học cách cư xử mỗi khi bạn lắng nghe trẻ và nói chuyện với trẻ.
Những gì bạn làm và nói đều có ý nghĩa với trẻ khi bạn đang trong vai trò là người nuôi dạy trẻ . Khi bạn hành xử một cách lịch sự, tử tế, kiên định và tích cực với người khác, trẻ sẽ noi gương bạn và dễ dàng học được cách cư xử tốt với người khác.
Trở thành người mẹ, người cha nuôi dạy trẻ tích cực là cách tốt nhất để giúp trẻ học cách cư xử đúng đắn.
Hi vọng bài phân tích này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những yếu tố có thể tác động đến hành vi của trẻ. Nếu bạn có thắc mắc hoặc góp ý về bài viết, mong bạn để lại bình luận vào khung bên dưới. Cảm ơn mọi sự chia sẻ từ bạn.
Mời bạn tham khảo thêm các Series bài viết về cách nuôi dạy con cái bằng cách nhấn vào nút bên dưới: