Con Cái

Giúp bé từ 0 đến 6 tháng tuổi phát triển não bộ

Khoảng thời gian vừa mới chào đời, từ 0 đến 6 tháng tuổi, bé vẫn còn khá nhỏ. Tuy nhiên, lúc này bé cũng đã bắt đầu quan sát và học hỏi mọi thứ xung quanh mình. Vậy cha mẹ cần làm gì để giúp bé phát triển não bộ một cách tốt nhất. Mời mọi người cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nha.

Bé Từ 0 Đến 6 Tháng Tuổi Đang Học Hỏi Để Phát Triển Não Bộ

Bé Đang Học Về Cơ Thể Mình

Bé sẽ dùng đôi mắt:

  • Để nhìn sang trái, nhìn sang phải, nhìn lên trên và nhìn mặt mọi người

Bé sẽ dùng tay mình:

  • Để với đồ vật
  • Để nắm đồ vật
  • Để đập đồ vật
  • Để cho gì đó vào miệng

Bé sẽ dùng đôi tai:

  • Để lắng nghe các giọng nói, âm nhạc và âm thanh

Bé sẽ dùng chân mình:

  • Để lật người lại
  • Để đạp lên không và đạp gì đó

Bé Đang Học Về Người Khác

Bé của bạn đang học:

  • Để tin tưởng rằng sẽ có người giúp bé khi bé khóc hoặc cần gì đó.
  • Để biết và yêu quý những người chăm sóc bé
Bé Đang Học Hỏi Để Phát Triển Não Bộ
Bé Đang Học Hỏi Để Phát Triển Não Bộ

Để Bé Từ 0 Đến 6 Tháng Tuổi Thấy Được Yêu Thương, An Toàn, An Tâm Và Thấu Hiểu

Giúp Bé Thấy Được Sự Yêu Thương, An Toàn, An Tâm và Thấu Hiểu
Giúp Bé Thấy Được Sự Yêu Thương, An Toàn, An Tâm và Thấu Hiểu

Để cảm thấy được yêu thương, an toàn, yên tâm và thấu hiểu, bé từ 0 đến 6 tháng tuổi cần:

  • Thức ăn
  • Tình yêu
  • Ông bà, cha mẹ, người thân quen
  • Được trò chuyện cùng
  • Được hát cho nghe
  • Được vui chơi cùng
  • Môi trường, quần áo và cơ thể sạch sẽ
  • Giờ giấc sinh hoạt đều đặn

Ba mẹ có thể giúp bé bằng cách:

  • Ôm bé và ở gần bé
  • Cho bé bú khi bé đói
  • Nhẹ nhàng với bé
  • Khi bé khóc hãy dỗ dành bé
  • Để bé ở nơi bé có thể nhìn thấy bạn
  • Hãy chơi với bé
  • Cho bé xem đồ chơi
  • Hát cho be nghe và nói chuyện với bé
  • Khi bé cười hãy cười lại với bé

Tham Khảo Thêm: 4 Yếu tố giúp trẻ phát triển trí tuệ

Những Hoạt Động Giúp Bé Từ 0 Đến 6 Tháng Tuổi Phát Triển Não Bộ

Hoạt Động Giúp Bé Từ 0 Đến 6 Tháng Tuổi Phát Triển Não Bộ
Hoạt Động Giúp Bé Từ 0 Đến 6 Tháng Tuổi Phát Triển Não Bộ

Ba Mẹ Giúp Bé Làm

Giúp bé vận động

  • Giữ đồ chơi để bé với tới, nắm lấy và để bé đập
  • Cùng bé đi xung quanh

Giúp bé cảm nhận

  • Vuốt ve, vỗ về và xoa bóp bé
  • Dùng những món đồ có cảm giác sờ khác nhau dụi vào tay bé như vải, khăn tăm, chăn…

Tạo thật nhiều cơ hội cho bé được lắng nghe và được nhìn.

  • Bé thích nghe âm thanh giọng nói vui vẻ, hãy kể chuyện hoặc đọc truyện cho bé nghe.
  • Bé sẽ thích những gương mặt đang cười, thích các họa tiết trắng đen, hoa văn và những màu sắc sáng.

Đáp lại nhu cầu của bé

  • Khi bé cần bạn hãy đến bên bé
  • Ôm ấp nâng niu bé, chơi với bé và nói chuyện với bé.

Ba Mẹ Có Thể Làm

  • Thường xuyên nói chuyện với bé. Quan sát phản ứng của bé khi nghe giọng nói của bạn. Lắng nghe những âm thanh mà bé tạo ra.
  • Đọc sách, truyện cho bé nghe. Bé chưa biết chữ nhưng bé rất thích nghe. Trong lúc đọc cho bé nghe bạn có thể ôm ấp, cười đùa, nói chuyện và gắn bó hơn với bé.
  • Hát ru cho bé ngủ, hát cho bé nghe. Tạo ra những âm thanh vui nhộn, hát nhỏ thủ thỉ nhạc đồng giao, nhạc thiếu nhi.
  • Thể hiện sự yêu thương với bé, ôm ấp vỗ về bé. Khi được ôm trong vòng tay người lớn, được vỗ về bé sẽ cảm thấy yên tâm hơn
  • Chơi trò rối bằng tay, trò ú oà và các trò chơi trẻ em khác.
  • Bắt chước hành động của bạn là cách bé học. Hãy phồng má lên, lè lưỡi ra và mỉm cười với bé. Cho bé nhiều thời gian để nhìn bạn và bắt chước.
  • Để bé ở cạnh bạn khi bạn làm các việc vặt hoặc mang theo bé đi cùng khi ra ngoài.

Tham Khảo Thêm: Khả năng của trẻ theo độ tuổi và cách cư xử của cha mẹ

Những Món Đồ Chơi Giúp Bé Từ 0 – 6 Tháng Tuổi Phát Triển Não Bộ

Đồ Chơi Giúp Trẻ Từ 0 - 6 Tháng Tuổi Phát Triển Não Bộ
Đồ Chơi Giúp Trẻ Từ 0 – 6 Tháng Tuổi Phát Triển Não Bộ

Những thứ để lắng nghe:

  • Giọng nói
  • Âm nhạc
  • Xúc xắc

Những thứ để nhìn:

  • Truyện tranh và tranh ảnh
  • Đồ vật không có cạnh sắc nhọn, có màu sắc sặc sỡ và di động.
  • Đồ chơi
  • Khuôn mặt ba mẹ đang cười

Những thứ để cảm nhận:

  • Những đồ vật có kết cấu bề mặt khác nhau như nham nhám, mềm mịn, trơn nhẵn.
  • Các đồ chơi dẻo/mềm

Những thứ để cầm hoặc cắn:

  • Thìa gỗ
  • Cốc nhựa

Những thứ để đập hoặc lắc:

  • Các chai lọ bằng nhựa có nắp (cho đồ vật vào và lắc tạo ra các tiếng kêu khác nhau)
  • Các đồ chơi treo lên để bé với tới, nắm lấy để đập hoặc để đá.
  • Xúc xắc

Vui chơi là cách bé học về thế giới. Món đồ chơi tốt nhất với bé ở giai đoạn này là nụ cười, khuôn mặt, đôi tay và cơ thể của ba mẹ.

Bé từ 0 đến 6 tháng tuổi tuy còn rất nhỏ nhưng cũng rất nhạy cảm trước những hành động của cha mẹ và người thân. Bé cũng bắt đầu khám phá các vật dụng và thế giới xung quanh. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm một phần nào đó về quá trình phát triển não bộ của bé.

Tham Khảo Thêm: Giúp trẻ từ 1 đến 2 tuổi phát triển trí thông minh

Nếu có thắc mắc cần hỏi hoặc kinh nghiệm hay muốn chia sẻ, mong bạn hãy để lại bình luận vào khung bên dưới. Cảm ơn bạn.

Mời bạn tham khảo thêm các Series bài viết về cách nuôi dạy con cái bằng cách nhấn vào nút bên dưới:

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button