Giúp trẻ từ 6 đến 8 tuổi phát triển toàn diện
6 tuổi là thời điểm trẻ chuyển tiếp từ giai đoạn mẫu giáo lên bậc tiểu học. Trẻ bắt đầu có tính tự chủ và hình thành khả năng giải quyết vấn đề độc lập. Vậy trong giai đoạn trẻ từ 6 đến 8 tuổi, cha mẹ nên làm những gì để hướng dẫn và giúp trẻ phát triển hết khả năng của mình và phát triển toàn diện. Mời bạn xem bài viết này nha.
Nội Dung Bài Viết
Giúp Trẻ Từ 6 Đến 8 Tuổi Cảm Thấy Được Thấu Hiểu, Yêu Thương, An Toàn, An Tâm

Để cảm thấy được thấu hiểu, yêu thương, an toàn, an tâm, trẻ cần:
- Khen ngợi và khuyến khích.
- Những câu trả lời đáng tin cậy cho các câu hỏi của trẻ.
- Các giới hạn và quy tắc hợp lý.
- Môi trường xung quanh an toàn để chơi và học từ việc chơi.
- Cơ hội để trẻ được thể hiện sự tự tin, mạnh dạn, độc lập, chịu trách nhiệm.
- Trẻ em, bạn bè và người lớn để chơi cùng.
- Tình yêu thương của ông bà, cha mẹ.
Nếu con bạn chỉ vừa mới sinh, mời bạn xem bài viết này nha: Giúp trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi phát triển não bộ
Ba mẹ có thể giúp trẻ phát triển toàn diện bằng cách:
- Vui chơi vẫn rất quan trọng ở lứa tuổi này. Hãy dành thời gian cho trẻ được chơi tự do. Hãy để trẻ tự chọn cách mà trẻ muốn chơi khi có thời gian rảnh. Trẻ có thể muốn ở trong nhà để vẽ hoặc ra ngoài và chơi nhảy dây, chơi với bóng.
- Đưa ra những giới hạn và quy tắc. Giải thích những giới hạn và quy tắc này cho trẻ một cách thật rõ ràng và tuân thủ chúng một khi đã đưa ra các nguyên tắc này.
- Trao đổi và chia sẻ ý kiến về các vấn đề quan trọng với trẻ. Điều này giúp bạn thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho trẻ và kết nối với trẻ. Khi thích hợp, hãy cho phép trẻ đóng góp ý kiến vào việc ra quyết định của gia đình, bởi trẻ đã lớn hơn.
Những Hoạt Động Của Trẻ Từ 6 Đến 8 Tuổi
Ở giai đoạn từ 6 đến 8 tuổi này, trẻ phát triển nhanh chóng các kỹ năng tinh thần, thể chất và xã hội. Đây cũng là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển sự tự tin và lòng tự trọng của mình. Ở độ tuổi này, cuộc sống của trẻ chủ yếu xoay quanh gia đình, bạn bè, trường học và các hoạt động sau giờ học.

Từ 6 đến 8 tuổi, trẻ đang học cách để cảm nhận tốt hơn, nói về suy nghĩ và miêu tả trải nghiệm của trẻ.
- Trẻ biết đồng cảm và quan tâm với bạn bè và những người trong gia đình của mình mỗi khi những người này buồn khổ.
- Trẻ rất dễ nhạy cảm và xấu hổ với những niềm tin và quan điểm của người khác.
- Trẻ có thể sẽ rất nghiêm khắc với bản thân và tự phê phán mình. Trẻ cần sự trợ giúp của bạn để tập trung vào những gì trẻ làm tốt.
Trẻ đang học cách để thích ứng và làm quen với trường lớp.
- Trí nhớ của trẻ ngày một phát triển, trẻ có thể nhóm các đồ vật theo màu sắc, hình dáng và kích cỡ.
- Trẻ đang học cách viết chữ và viết số chính xác hơn. Trung bình một trẻ 8 tuổi sẽ học được khoảng 20 từ mới mỗi ngày, chủ yếu thông qua việc nghe đọc hoặc tự đọc.
- Trẻ thích làm bạn và thích kết bạn mới.
- Trẻ muốn làm vừa lòng những người quan trọng với trẻ như ba mẹ, ông bà và thầy cô giáo. Vì vậy làm mọi thứ ‘đúng cách’ trở nên rất quan trọng với trẻ.
Trẻ đang học cách hợp tác với những người khác. Bạn có thể tham khảo thêm: Khả năng của trẻ theo từng giai đoạn phát triển
Giúp Trẻ Từ 6 Đến 8 Tuổi Phát Triển Cảm Xúc, Tư Duy, Vui Chơi, Học Hỏi
Ba Mẹ Có Thể Làm Cùng Trẻ
Tạo cho trẻ cơ hội được học và khám phá ở bên ngoài và ở trong nhà.
- Cho trẻ thật nhiều cơ hội để chạy, nhảy, đá, ném, quay vòng, các hoạt động thể thao có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động.
- Hãy để cho trẻ thử nghiệm với những thứ như kính lúp, nhiệt kê, chai lọ, cốc để lưu trữ các thứ.

Cùng nhau kể chuyện
- Chia sẻ những câu chuyện của chính mình với trẻ. Thay phiên nhau nói và lắng nghe, đặt những câu hỏi cho trẻ. Khuyến khích trẻ nói về những gì đã xảy ra ở trường.
- Khuyến khích trẻ kể chuyện của trẻ với bạn trong lúc ăn tối. Lắng nghe và nói chuyện là những bước đầu tiên để học viết và đọc.
Cùng trẻ đọc sách
- Thay phiên nhau đọc sách cùng trẻ. Đặt cho trẻ các câu hỏi về quyển sách vừa đọc, chẳng hạn như trẻ thích hoặc không thích nhân vật nào nhất, trẻ thích đoạn nào nhất trong câu chuyện vừa đọc và tại sao.
Thực hiện các hoạt động vui chơi cùng gia đình như đi thăm bà con họ hàng, bạn bè, làm vườn hoặc nấu nướng. Dù trẻ đã bắt đầu trở nên độc lập nhưng thời gian ở bên ba mẹ vẫn rất quan trọng. Được ở cạnh, được ba mẹ hướng dẫn, trẻ sẽ phát triển toàn diện hơn.
Ba Mẹ Giúp Trẻ

- Nhắc nhở và hướng dẫn trẻ làm bài tập về nhà và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho việc đến lớp.
- Khuyến khích và hướng dẫn trẻ tự vệ sinh thân thể: đánh răng, rửa mặt, tắm.
- Khuyến khích trẻ kết bạn. Tình bạn tạo cho trẻ cảm giác thân thuộc, tin cậy. Tình bạn giúp cho trẻ học và thực hành các kỹ năng xã hội cơ bản như thương lượng và chia sẻ. Các mỗi quan hệ của trẻ hầu hết đều tích cực, nhưng ba mẹ vẫn hãy để ý nếu có dấu hiện về hành vi bắt nạt.
- Khuyến khích và hướng dẫn trẻ thể hiện sự quan tâm chăm sóc tới người khác (anh chị em, ba mẹ, ông bà, bố mẹ…), giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi.
- Thường xuyên thể hiện tình cảm của bạn với trẻ. Nhận ra những phẩm chất tích cực và điểm mạnh của trẻ. Lòng tự trọng của trẻ đôi khi bị giảm sút trong những năm học tiểu học bởi trẻ trở nên nghiêm khắc với bản thân mình hơn, biết tự phê phán và biết so sánh mình với những người khác.
- Dạy cho trẻ biết rằng việc trẻ mắc lỗi không có gì sai. Bạn thử phạm sai lầm khi làm những điều mới và để cho trẻ thấy. Việc này sẽ giúp cho trẻ hiểu rằng đôi khi phải mắc lỗi thì mới học hỏi và tiến bộ được. Vấn đề then chốt là không bao giờ bỏ cuộc. Thao khảo thêm: Cách xử lý các hành vi xấu của trẻ
- Đọc sách hoặc truyện cùng trẻ. Để phát triển khả năng đọc viết của trẻ thì việc đọc sách cực kì quan trọng. Khi trẻ mới bắt đầu học đọc chữ, hãy để trẻ đọc cho bạn nghe. Bạn cũng có thể giúp trẻ phát triển kĩ năng đọc viết bằng cách thử một số hoạt động như kể chuyện hoặc tự viết một cuốn sách cho riêng mình.
- Từ 6 đến 8 tuổi, trẻ rất thích khám phá thế giới xung quanh. Ba mẹ hãy chuẩn bị đón nhận và trả lời nhiều câu hỏi của trẻ.
Những Món Đồ Chơi Cho Trẻ Từ 6 Đến 8 Tuổi Vui Và Học Để Phát Triển Toàn Diện

Sách giúp trẻ vui và học:
- Sách truyện chữ dành cho thiếu nhi
- Sách tranh ảnh thiếu nhi
Thủ công và nghệ thuật:
- Bút màu và bút dạ, màu sơn
- Giấy làm thủ công
Đồ chơi để trẻ vận động:
- Dây, cầu, bóng
- Xe đạp
Đồ chơi kích thích trí tưởng tượng của trẻ:
- Thú nhồi bông và búp bê
- Quần áo hóa trang
Đồ chơi để trẻ chơi yên lặng:
- Bộ ghép chữ, ghép hình, các câu đố và các trò chơi dễ.
- Các bộ xếp hình lắp ghép
- Các nhân vật đồ chơi, tàu lửa, xe tải, xe con
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được phần nào cho bạn trong việc nuôi dạy trẻ giai đoạn từ 6 đến 8 tuổi. Nếu bạn có thắc mắc hoặc kinh nghiệm giúp trẻ phát triển toàn diện muốn cùng chia sẻ với mọi người, mong bạn hãy để lại ý kiến của mình vào khung bình luận bên dưới nha. Cảm ơn bạn rất nhiều.
Mời bạn tham khảo thêm các Series bài viết về cách nuôi dạy con cái bằng cách nhấn vào nút bên dưới: