Con Cái

Khả năng của trẻ và Cách cư xử của cha mẹ theo 5 giai đoạn

Đã có nhiều trường hợp cư xử của cha mẹ làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ, để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Không ít trong số những trường hợp đó bắt nguồn từ việc cha mẹ chưa thực sự hiểu được khả năng và hành vi của trẻ.

Trong từng giai đoạn phát triển, trẻ em suy nghĩ và cư xử theo những cách khác nhau. Vì vậy khi hiểu được từng giai đoạn phát triển của trẻ, cha mẹ sẽ có cái nhìn thực tế hơn về những việc trẻ có thể làm. Mong đợi ở trẻ quá nhiều khi trẻ chưa đủ khả năng làm điều đó có thể gây khó khăn, hụt hẫng cho cả cha mẹ và trẻ.

Vậy làm sao để biết được trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển có thể hiểu gì, có những hành vi nào và cách cư xử của cha mẹ sao cho phù hợp. Cha mẹ nên mong đợi gì ở trẻ theo từng độ tuổi. Mời mọi người đọc bài viết dưới đây nha.

À mà khoan, dừng lại khoảng chừng là 2 giây. Nhiều ba mẹ cũng quan tâm đến cách chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng. Nếu bạn cũng muốn tham khảo, xíu đọc hết xong rồi quay lại lên đây nhấn vào link này nha: Chăm sóc trẻ và 4 việc ba mẹ cần làm

Khả Năng Của Trẻ Và Cách Cư Xử Của Cha Mẹ

Quá trình phát triển của trẻ sẽ trải qua 5 giai đoạn:

Bé Từ Sơ Sinh Đến 1 Tuổi

  • Bé chưa thể hiểu được các quy tắc và làm theo chúng.
  • Nếu bạn đang buồn phiền, bình tĩnh hay vui vẻ, bé có thể cảm nhận được.
  • Bé sẽ không dừng hay thay đổi hành vi của bé chỉ vì bạn nổi giận với bé
  • Hãy kiên nhẫn, yêu thương và quan tâm bé.
  • Cho bé những thứ bé cần giúp tăng cường sự gắn bó giữa bé và bạn.
5 giai đoạn phát triển và Cách cư xử của cha mẹ
5 giai đoạn phát triển và Cách cư xử của cha mẹ

Bé Từ 1 Đến 2 Tuổi

  • Từ 1 đến 2 tuổi, bé bắt đầu chập chững biết đi, bé dần dần hiểu được các chỉ dẫn đơn giản và nhiều từ hơn. Tuy bé đã có thể hiểu những điều bạn nói với bé, nhưng bé vẫn chưa đủ lớn để làm theo những điều đó.
  • Một dấu hiệu tốt là bé đang học cách trở nên độc lập và chứng tỏ bản thân mình hơn. Nếu bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh an toàn để bé làm gì đó, hãy khuyến khích sự độc lập của bé
  • Bé đã có thể nhận biết và thể hiện được rất nhiều cảm xúc như chán nản, bực tức, phấn kích, vui mừng hay buồn phiền.
  • Bạn cần phải thật kiên nhẫn. Vì ở giai đoạn này, bạn sẽ thường xuyên nghe thấy bé nói “Không” với những thứ bạn nói. Hãy tiếp tục chỉ dẫn và chỉ dẫn lặp lại nhiều lần hơn cho bé.
  • Để bé phát triển toàn diện hơn, bạn có thể tham khảo bài viết: Giúp trẻ từ 1 đến 2 tuổi phát triển trí thông minh

Trẻ Từ 2 Đến 3 Tuổi

  • Ở giai đoạn này trẻ đã nói rành rọt hơn và hiểu được tốt hơn những gì người khác nói. Tuy vậy, để làm được những gì bạn yêu cầu và làm đúng theo các chỉ dẫn trẻ vẫn cần bạn trợ giúp rất nhiều.
  • Trẻ chưa thể biết đồng cảm hay chia sẻ, biết hợp tác hay chơi công bằng nếu không có sự trợ giúp từ ba mẹ.
  • Khoảng thời gian này, trẻ thích hoạt động đều đặn và sinh hoạt theo các thói quen hàng ngày. Đôi lúc, bạn có thể sẽ thấy trẻ khó khăn khi đối mặt với sự thay đổi. Sẽ rất tốt nếu bạn nói trước với trẻ, để trẻ có sự chuẩn bị.
  • Trẻ có thể thể hiện được rất nhiều cảm xúc khi trẻ được khoảng 30 tháng tuổi. Lúc này , trẻ cũng dần hiểu được tâm trạng của mình cũng có thể ảnh hưởng đến người khác và ảnh hưởng như thế nào.
  • Ở độ tuổi này, việc nói chuyện với trẻ khá dễ dàng. Hãy thu hút sự chú ý của trẻ, sử dụng giọng điệu nhẹ nhàng, dứt khoát để nói chuyện với trẻ.
  • Mặt đối mặt với trẻ khi nói chuyện, bạn hãy hạ người xuống hoặc ngồi thấp xuống cho vừa với tầm mắt của trẻ.

Tham Khảo Thêm: Giúp trẻ từ 2 đến 3 tuổi phát triển trí tuệ

Trẻ Từ 3 Đến 6 Tuổi

Ở Tuổi Mẫu Giáo Trẻ Cần Bạn Nói Cho Trẻ Biết Điều Gì Là Đúng Đắn - Cách Cư Xử Của Cha Mẹ Với Con Cái
Ở Tuổi Mẫu Giáo Trẻ Cần Bạn Nói Cho Trẻ Biết Điều Gì Là Đúng Đắn – Cách Cư Xử Của Cha Mẹ Với Con Cái
  • Trẻ có thể vẫn còn quen với việc không tuân theo các quy định. Nhưng giai đoạn này, trẻ đã đủ tuổi để đi học mẫu giáo, ba mẹ hãy bắt đầu dạy trẻ học cách tuân thủ các quy định đơn giản.
  • Từ 3 đến 6 tuổi, trẻ đã biết quan tâm đến cảm giác của người khác. Hãy nói cho trẻ biết điều gì là đúng, trẻ thích làm điều đúng và thích sự công bằng.
  • Khi bạn thấy trẻ làm sai, bạn hãy nói cho trẻ biết trẻ đã làm sai điều gì và vì sao lại sai. Trẻ cần ba mẹ hướng dẫn để lần sau làm tốt hơn, không sai phạm nữa. Và khi bạn nói thì trẻ mới biết được bạn đang mong đợi gì ở trẻ. Tham Khảo Thêm: Cách xử lý những hành vi xấu của trẻ
  • Ở độ tuổi này, trẻ sẽ thay đổi rất nhiều về hành vi. Hãy chuẩn bị vì sẽ có những thời điểm trẻ như thử thách sự kiên nhẫn của bạn. Nhưng cũng có những lúc trẻ rất vui vẻ, bình tĩnh và hòa hợp.

Trẻ Từ 6 Đến 8 Tuổi

  • Giá trị sống và nhân cách sống của trẻ đang hình thành và phát triển.
  • Sự tự tin của trẻ cũng phát triển rất mạnh ở giai đoạn này. Ba mẹ có thể giúp trẻ xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng thông qua việc công nhận các phẩm chất tích cực và các điểm mạnh của trẻ.
  • Trẻ vẫn cần nhiều thời gian được ở bên cạnh ba mẹ để được chỉ dẫn dù trẻ đang dần trở nên độc lập hơn. Trẻ vẫn muốn ba mẹ nói cho trẻ biết những gì trẻ được và chưa được làm.
  • Khi nói về điều gì sai và điều gì đúng, đôi lúc bạn sẽ thấy trẻ thể hiện ý kiến của mình một cách rất mạnh mẽ. Trẻ cũng đã có thể ý thức được những gì người khác đang làm.
  • Khuyến khích trẻ nhìn nhận mọi việc trên góc độ của người khác và nhìn ra được kết quả của các hành vi. Làm điều này bằng cách đặt cho trẻ một vài câu hỏi tương tự như ” Theo con, bạn M sẽ cảm thấy thế nào khi con làm như vậy?”
  • Hãy cho trẻ một môi trường thật tốt để trẻ từng bước hình thành các năng lực như tự mình giải quyết vấn đề, tự học, năng lực hợp tác và tăng khả năng giao tiếp của trẻ.
  • Trẻ đã lớn hơn, hãy thể hiện sự quan tâm của bạn và kết nối với trẻ bằng cách thảo luận và chia sẻ ý kiến với trẻ về các vấn đề quan trọng. Khi thích hợp, hãy cho phép trẻ tham gia đóng góp ý kiến và ra quyết định chung của gia đình.
  • Không bao giờ được lạm dụng lời nói, la mắng thậm tệ hoặc đánh đập trẻ. Ngay cả khi không cố ý, cha mẹ vẫn có thể làm hại trẻ nếu cách cư xử của cha mẹ không đúng. Tham Khảo Thêm: Làm gì khi ba mẹ nổi cáu muốn đánh đòn trẻ
  • Ở lứa tuổi này, vui chơi vẫn rất quan trọng. Hãy dành thời gian để trẻ được tự do vui chơi.

Để nắm cụ thể hơn về cách cư xử của cha mẹ với con cái và các ví dụ thực tế, mời bạn tham khảo bài viết: 6 bước để cha mẹ cư xử đúng với trẻ

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về con mình ở từng giai đoạn phát triển. Từ đó sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc cư xử với con. Nếu có thắc mắc hay góp ý, xin bạn để lại bình luận vào khung bên dưới. Cảm ơn bạn rất nhiều.

Mời bạn tham khảo thêm các Series bài viết về cách nuôi dạy con cái bằng cách nhấn vào nút bên dưới:

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button