Kỹ Năng

Tự lát gạch nền nhà đúng chuẩn với 14 bước cơ bản

Lát gạch nền nhà đúng cách không chỉ tạo ra một nền nhà đẹp mà còn tăng độ bền, dễ dàng vệ sinh. Lát gạch nền nhà có thể là một công việc hơi khó, nhưng bạn vẫn có thể tự mình làm được nếu có thời gian và một ít vật dụng cần thiết. Cùng nhau tìm hiểu thêm về cách lát gạch nền nhà để có thêm một chút kinh nghiệm cơ bản trước khi bắt tay vào làm bạn nha.

Chọn Gạch Lát Nền Nhà

Đầu tiên là mình chọn mua gạch lát nền nhà trước ha. Tùy vị trí lát nền nhà mà mình có các tiêu chí lựa chọn gạch sao cho phù hợp. Đo đạc và tính toán số lượng vừa đủ. Nếu bạn còn đang phân vân và cần thêm kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 5 bước cơ bản để chọn gạch lát sàn phù hợp.

Sơ Lược Về Lát Gạch Nền Nhà

Có nhiều phương pháp để lát gạch nền nhà. Và cũng tùy vị trí mà có một vài điểm khác biệt, nhưng các bước cơ bản hầu như là giống nhau. Mình sẽ lấy một ví dụ về lát gạch nhà tắm, nhà vệ sinh để hướng dẫn nha. Đây là kinh nghiệm riêng của mình, có thể sẽ không đúng với tất cả, nhưng có thể sẽ giúp được một chút nào đó cho bạn. Tốt nhất vẫn nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và yêu cầu thực tế của công trình bạn nha.

Ốp gạch cho tường nhà tắm hoặc bồn tắm sẽ có nhiều khác biệt với ốp gạch nền nhà tắm. Nên nếu bạn đã từng ốp gạch cho các vị trí đó rồi, cũng nên tham khảo thêm một chút về bài viết này trước khi thực hiện lát sàn nhà tắm nha.

Việc lát gạch nền nhà tắm có thể mất từ một đến vài ngày để hoàn thành. Ngoài việc gỡ bỏ lớp gạch sàn trước đó (nếu có) và lát gạch nền mới, cần thêm thời gian để cho lớp vữa khô và kết dính với gạch sàn mới. Vì vậy bạn chưa thể đi lại hoặc sử dụng nhà tắm ngay lập tức được. Nếu chỉ có duy nhất 1 nhà tắm, hãy chắc chắn rằng, bạn đã có phương án phòng bị cho việc vệ sinh cá nhân của mình.

Chuẩn Bị Lắp Đặt Gạch Lát Sàn

Chuẩn bị mặt sàn trước khi lát gạch

Bước quan trọng nhất trước khi lát gạch là chuẩn bị một mặt sàn đúng chuẩn. Chiếc sàn nhà vệ sinh trong bài này được làm mới trên một căn gác, bên dưới là ván gỗ. Nếu bạn lát thay thế một sàn gạch cũ, bạn cần phải đục gạch cũ ra và cạo sạch lớp vữa cũ. Sẽ có rất nhiều bụi nên bạn cần che chắn cho các phòng còn lại, hút bụi, đeo khẩu trang, kính hoặc mặt nạ chống bụi để an toàn.

Bạn cũng cần tháo bồn vệ sinh và cắt phần gạch ốp chân tường nếu có. Nếu quá trình tháo bỏ gây ra hư hại nào cho sàn như lồi lõm, hãy lắp đầy bằng vữa hoặc làm phẳng vị trí đó.

Vệ sinh sàn nhà sạch sẽ.

Bắt Đầu Lát Gạch Nền Nhà

Đo đạc và tính diện tích nền nhà

Trước khi bắt đầu, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đủ gạch để lát nền nhà. Đo chiều dài và chiều rộng của nền nhà rồi nhân với nhau để có được diện tích. Để chắc chắn, bạn có thể cộng thêm 5% – 10% để phòng ngừa sai sót, gạch bể, mẻ và các cạnh tường cần phải cắt gạch.

Chuẩn bị vữa lát gạch, tự trộn hồ dầu hoặc đặt mua vữa trộn sẵn đang bán rất nhiều loại ở cửa hàng vật liệu xây dựng.

Vì sàn làm nhà vệ sinh này là ván gỗ, nên mình sẽ sử dụng vữa Thinset (được tạo nên từ Polymer) để cán nền và gắn màng chống thấm Tile Membrane lên sàn ván gỗ. Loại màng này có tính năng đặc biệt, có thể co dãn dưới gạch mà không làm nứt sàn nhà.

Cách Lát Gạch Sàn Nhà

Bước 1: Cắt Màng Chống Thấm Theo Kích Thước Nền

Cắt màng chống thấm theo kích thước nền nhà

Đặt màng chống thấm với mặt vải xuống hướng xuống dưới nền nhà. Đánh dấu các vị trí, sử dụng dao rọc để cắt phần thừa và xung quanh các vị trí ống nước nếu có.

Bước 2: Cán Vữa Nền Nhà

Cán vữa nền nhà lát gạch

Trộn hồ dầu hoặc vữa Thinset và cán lên nền để chuẩn bị cho công đoạn gắn màng chống thấm. Cán mỏng lên sàn nhà bằng mặt bay, cán từng khu vực để vữa không bị khô trước khi bạn gắn màng chống thấm.

Nếu là nền của các phòng khác thì cần cán vữa sao cho cân bằng nhất. Nhà vệ sinh sẽ cần phải tính toán tạo độ dốc nhỏ để nước có thể chảy về lỗ thoát được bạn nha.

Bước 3: Lắp Đặt Màng Chống Thấm

Lắp đặt màng chống thấm

Trải màng chống thấm ra và ấn xuống lớp vữa để cố định. Tiếp tục cán vữa và trải màng ở phần diện tích còn lại.

Bước 4: Chống Thấm Đường Tiếp Nối

Chống thấm cho đường tiếp nối giữa 2 màng chống thấm

Để chống thấm cho các đường tiếp nối, bạn sử dụng lưới thủy tinh gia cường chống thấm. Cán một lớp vữa lên màng ngay đường tiếp nối, cho lưới thủy tinh lên sao cho đảm bảo phủ lên mỗi bên màng ít nhất là 5cm. Dùng bàn chà để chà ép lưới thủy tinh nhúng vào vữa và dính sát với màng chống thấm.

Bước 5: Xác Định Vị Trí Đặt Gạch Đầu Tiên

Xác định vị trí đặt gạch lát nền

Xác định vị trí trung tâm của nền nhà. Vẽ một đường nối 2 điểm giữa của 2 bức tường đối diện. Điểm chính giữa đường nối này chính là vị trí trung tâm. Áp dụng với căn phòng có 4 góc vuông. Đây sẽ là vị trí bắt đầu lát gạch.

Bước 6: Lát Gạch Thử Để Kiểm Tra Bố Cục

Kiểm tra bố cục lát gạch

Ướm thử các viên gạch nền để kiểm tra bố cục lát gạch có hợp lý không. Sử dụng ke ron để đảm bảo các khoảng trống giữa 2 viên gạch đều nhau. Trộn gạch từ các thùng khác nhau để giữ màu sắc được nhất quán cho nền. Nếu bạn thấy còn thừa một khoảng nhỏ một bên tường, có thể trượt bố cục sang một bên sao cho cân đối và hợp lý nhất.

Đánh dấu vị trí và đường tham chiếu mới nếu bạn đã thay đổi bố cục.

Bước 7: Chuẩn Bị Vữa Để Lát Nền

Chuẩn bị vữa để lát nền nhà

Trộn vữa theo tỉ lệ và canh vừa đủ để vữa giống nhau trên toàn bộ nền. Bắt đầu ở điểm trung tâm và cán đều vữa ra hướng chuẩn bị lát gạch. Đảm bảo vữa phải lắp đầy được các hốc ô vuông trên màng chống thấm. Cán vữa tới đâu ta lát gạch tới đó để vữa không bị khô. Mỗi lần lấy vữa khoảng 1 góc 45 độ phần nữa trên của bàn chà.

Bước 8: Bắt Đầu Lát Gạch Nền

Bắt đầu lát nền nhà

Lát viên gạch đầu tiên tại điểm trung tâm, trên đường tham chiếu đã xác định ở bước 5. Xoắn gạch một chút trong khi đè xuống để đảm bảo gạch đã được kết dính chắc chắn. Lát gạch dọc theo đường tham chiếu, sử dụng ke ron giữa 2 viên gạch. Lát vài viên gạch, kéo thử một viên lên xem có kết dính hoàn toàn được với vữa không. Nếu không dính vữa, có thể cán thêm vữa vào mặt sau của gạch, như vậy sẽ đảm bảo hơn.

Bước 9: Làm Sạch Và Kiểm Tra Độ Dốc

Kiểm tra độ cân bằng và độ dốc

Trước khi di chuyển sang vị trí lát gạch khác, ta sử dụng một miếng bọt biển ướt để lau sạch vữa dính trên mặt gạch lát nền. Kiểm tra độ cân bằng hoặc độ dốc thoát nước, chỉnh sửa bằng một chiếc búa cao su.

Luôn giữ khoảng hở bằng ke ron ở rìa tường và xung quanh các đường ống nếu có.

Bước 10: Cắt Gạch Ở Các Vị Trí Cần Thiết

Cắt gạch ở các vị trí cần thiết

Bạn có thể sử dụng máy cắt gạch, bàn cắt gạch để cắt những đường thẳng, đường cắt đơn giản. Để khoét những lỗ tròn cần phải sử dụng mũi khoét gạch. Cần cắt nhiều có thể sử dụng máy cắt gạch đa năng, tự động.

Bước 11: Chờ Vữa Khô

Sau khi lát gạch nền nhà xong, đợi khoảng 24 tiếng để vữa khô hoàn toàn.

Bước 12: Chít Mạch – Chà Ron

Chít mạch, chà ron gạch lát nền

Sử dụng xi măng trắng hoặc keo chít mạch để lắp đầy các khoảng hở giữa 2 viên gạch bằng bàn chà cao su.

Đợi khoảng 20 phút là lau mặt gạch bằng bọt biển và nước sạch

Bước 13: Để Khô Ron

Chờ khô ron sau khi chít mạch gạch lát nền

Sau khi lau chùi sạch sẽ, đợi 72 giờ để nền nhà khô hoàn toàn. Lúc này bạn có thể đi trên sàn thoải mái rồi.

Bước 14: Hoàn Thành Lát Gạch Nền Nhà

Hoàn thành lát gạch nền nhà

Sử dụng silicone để lắp đầy các khoảng hở ở chân tường. Sau đó bạn có thể làm các công đoạn chống thấm cho chân tường như trên rồi ốp gạch chân tường luôn cho sạch sẽ.

Lát xong gạch nền nhà tắm rồi nè
Lát xong gạch nền nhà tắm rồi nè

Vậy là nền gạch mới đã được lát hoàn thành, lau chùi sạch sẽ rồi. Giờ thì đến lúc mình cũng cần phải tắm, mình đi tắm đây, bai bai mọi người nha.

Tham Khảo: Các loại bóng đèn và cách lựa chọn phù hợp

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button